Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

du lich hue city

http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&hl=en&msa=2

mo hinh kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh
Những sinh viên cuối khóa khi ra trường thường có những đồ không dùng đến như xe đạp, bếp ga, nồi cơm điện… Họ thường bán lại cho các tiệm cầm đồ với giá rất thấp. Các tiệm cầm đồ lại bán lại với giá cao gần gấp đôi. Trong khi đó, những sinh viên mới nhập học đang có nhu cầu rất lớn. Đây là thị trường rất tiềm năng!! Xuất phát từ thực tế đó, nhóm sinh viên chúng tôi đưa ra ý tưởng mua bán đồ dùng trên mạng. Với phương thức mua bán trên mạng giúp người bán và người mua có thể tiết kiệm tối đa chi phí đặc biệt là chi phí qua trung gian.
Để làm rõ hơn ý tưởng kinh doanh của mình, chúng tôi đã trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao khách hàng mua của chúng ta?
- Khách hàng sẽ tiết kiệm tối đa chi phí khi mua hàng ở đây. Với mô hình kinh doanh này sẽ tiết kiệm các chi phí như chi phí lưu kho, chi phí thuê công nhân viên, chi phí điện nước… Với cách thức này, người mua và người bán sẽ trực tiếp trao đổi hàng hóa không qua khâu trung gian.
- Hình thức mua bán trên mạng đang trở thành “mốt” của giới trẻ, tiện lợi và nhanh chóng.
2. Mô hình doanh thu?
Sau khi xây dựng website, tiến hành tiếp thị, quảng bá trang web nhằm thu hút khách hàng đến thăm trang web. Ở đây người bán và người mua sẽ gặp nhau và trao đổi mua bán trực tiếp với nhau. Khi mỗi khách hàng đăng nhập vào hệ thống để đăng thông báo muốn bán hay muốn mua thì sẽ mất một khoản phí là 5000đ/khách hàng. Và như vậy lợi nhuận chúng ta có được không phải lấy từ phần giá chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà lấy từ phí đăng bài của khách hàng.
3. Cơ hội thị trường?
Thị trường mà chúng tôi hướng đến là tầng lớp học sinh, sinh viên thu nhập chủ yếu đang phụ thuộc gia đình ở Thành phố Huế. Đây là thị trường rộng lớn, hằng năm có thêm rất nhiều sinh viên ở xa mới vào nhập học do vậy nhu cầu cần có chiếc xe để đi, đồ dùng sinh hoạt…
4. Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh là những cửa hàng mua bán xe đạp cũ, những cửa hàng cầm đồ.
Tuy nhiên, cùng một loại mặt hàng nhưng cách thức tiến hành khác nhau, các đối thủ cạnh tranh xây dựng cửa hàng thật còn chúng ta là cửa hàng ảo trên mạng. Do vậy nên áp lực cạnh tranh từ đối thủ hiện tại là không nhiều.
5. Lợi thế cạnh tranh?
Với hình thức này khách hàng có thể tiết kiệm tối đa chi phí.
Mua bán trên mạng hiện nay đang là trào lưu trên thế giới và văn hóa này đang dần du nhập vào Việt Nam.

bai tap 8

http://www.facebook.com/profile.php?id=100000490503049&v=app_2309869772&ref=profile#/profile.php?id=1000004
http://twitter.com/nguyenloiqtkd90503049&ref=profile

cac buoc thiet ke website

http://docs.google.com/Doc?docid=0ATd7DF3bJuAaZGZxZGdmOWZfMWhtczZwemY0&hl=en

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Buzz Marketing

Buzz Marketing: Một đồn mười, mười đồn trăm
Cập nhật lúc 05:05 - Thứ bảy, 01/11/2008
Tin đồn có thể giúp cho dự án kinh doanh của công ty bạn đạt được thành công ngoài dự kiến? Đó là kinh nghiệm thực tế của những sản phẩm siêu thành công nhờ tin đồn: Viagra, mẫu xe Beetle Volkswagen mới, đồ chơi trẻ em Beanie...
Nhưng làm thế nào để tạo ra tin đồn có lợi cho công ty bạn? Đâu là điểm chung giữa Viagra, mẫu xe Beetle Volkswagen mới, đồ chơi trẻ em Beanie và các cuốn truyện Harry Potter?
Từ ý tưởng…
Chúng đều là những sản phẩm thương mại siêu thành công nhờ những lời truyền miệng hay những tin đồn (buzz).
Tin đồn lan truyền khi người ta kể cho nhau nghe về những kinh nghiệm đáng nhớ và tốt đẹp của bản thân, làm nảy sinh những nhu cầu tự sinh và dễ bùng phát. Điều này nghe có vẻ như là may mắn đơn thuần? Thực tế, bạn có thể tận dụng lời lẽ truyền miệng – nếu bạn hiểu được mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các khách hàng.
Bước thứ nhất: Cần tránh năm sự ngộ nhận về tin đồn sau đây. Nếu để cho mình trở thành nạn nhân của những quan niệm sai lầm này tức là bạn đã vô tình để cho tin đồn lợi dụng mình.
… Tới thực tế
Năm ngộ nhận về tin đồn:
1. Chỉ có các sản phẩm siêu việt mới tạo được tin đồn.
Thực tế: Tin đồn có thể ảnh hưởng đến cả những sản phẩm không ngờ nhất trong hầu hết các lĩnh vực, bởi vì những công nghệ mới như Internet sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng loan tin hơn.
Các sản phẩm dễ làm cho tin đồn lan truyền nhanh chóng có thể có đặc điểm là:
Độc đáo về mặt tính năng, dễ dàng sử dụng hay giá cả phải chăng (Chẳng hạn như xe đẩy scooter có thể gấp lại được).
Có tính hữu hình cao (Chẳng hạn như các thiết bị cá nhân cầm tay hỗ trợ kỹ thuật số PDA).
Ví dụ: Hãng dược phẩm Pfizer đã phổ cập thuật ngữ y tế “erectile dysfunction” và “ED” (Rối loạn cường dương hay Liệt dương) làm cho một đề tài vốn được xem là cấm kị thành chuyện có thể công khai bàn luận cả trong phòng ngủ lẫn ngoài đường. Sản phẩm Viagra của công ty hiện nay là một trong những loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới - ngay cả giữa những người không sử dụng chúng.
2. Tin đồn tự nhiên diễn ra
Thực tế: Các chiến lược marketing độc đáo mới giúp tạo ra tin đồn. Có thể ví dụ một số chiến lược hiệu quả như sau:
Hãy là người tiên phong — người định hướng dư luận quần chúng. Hãng thời trang Abercrombie & Fitch thuê những sinh viên nổi bật tại các trường đại học làm người mẫu ngày. Họ thường xuyên mặc đồ của hãng này và qua đó khẳng định phong cách thời trang của hãng. Kết quả là, điều này tạo ra và tăng cường nhận thức của các khách hàng về tính độc đáo của sản phẩm.
Hạn chế nguồn cung. Volkswagen làm cho khách hàng tăng thêm khát vọng sở hữu mẫu xe cổ Beetle[1] của hãng bằng cách chỉ rao bán xe với số lượng hạn chế qua mạng Internet. Kết quả: Một nửa số xe Beetle đã sản xuất được tiêu thụ nhanh chóng chỉ trong vòng hai tuần
Tạo ra và tận dụng các danh sách — để tập trung sự chú ý của người tiêu dùng vào sản phẩm.
Ví dụ: Khi Thư viện Modern công bố danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 trên website của mình, họ đã mở ra diễn đàn tranh luận về quá trình lựa chọn này với hơn 1000 bài viết. Sự kiện này giúp một số đầu sách lọt vào danh mục những tác phẩm bán chạy nhất trên website Amazon.com - và tăng lưu lượng truy cập vào website của Thư viện Modern lên đến 7000%.
Nuôi dưỡng những hạt giống của bạn — những khách hàng đầu tiên, trung thành là những người sẽ giúp lôi kéo các khách hàng khác đến với bạn.
Ví dụ: Hãng xe Harley - Davidson đã tránh được thảm họa phá sản cận kề nhờ vào lòng trung thành và cá tính mạnh mẽ của những khách hàng lâu năm thông qua các hội đoàn, đại hội và bản tin thường kì của Harley Owners Group (Nhóm những hội viên dùng xe Harley). Hơn 350.000 hội viên dùng xe Harley thuộc 1.000 hội đoàn trên khắp thế giới đã góp phần cứu vớt sự sụp đổ của hãng.
3. Người khởi tạo tin đồn chính là những khách hàng tốt nhất của bạn
Thực tế: Những người tiên phong lý tưởng có thể khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhà thiết kế Tommy Hilfiger thoạt tiên chỉ muốn đưa nét bụi bặm của thời trang đường phố vào những sản phẩm mới của anh để phục vụ cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi người Mỹ gốc Phi trong thành phố. Tuy nhiên, sản phẩm thời trang do Tommy thiết kế đã nhanh chóng nổi tiếng và lan tới các vùng ngoại ô – thu hút khách hàng từ nhiều chủng tộc khác nhau.
4. Để có lợi từ tin đồn, bạn phải là người hành động đầu tiên.
Thực tế: Các công ty ăn theo có thể thu lợi từ tin đồn - bằng cách xâm nhập thị trường ngay khi có một xu hướng nào đó bắt đầu xuất hiện và được ưa thích.
Ví dụ: Hãng Revlon, người khổng lồ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với một lượng khách hàng trung thành rộng khắp đã thành công ngoài tưởng tượng khi tung ra dòng sản phẩm sơn móng tay mới sau khi xuất hiện một trào lưu tương tự do một sinh viên đại học đề xướng. Revlon đã tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí dành cho việc phát triển sản phẩm.
5. Truyền thông và quảng cáo tạo ra tin đồn.
Thực tế: Các hoạt động xúc tiến quảng cáo sớm và quá rầm rộ có thể gây khó chịu cho những người đầu tiên sử dụng sản phẩm. Thay vào đó, hãy để khách hàng tự bàn tán và ngẫu nhiên sử dụng sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Khi dịch vụ e-mail miễn phí của Hotmail đính thêm dòng chữ quảng cáo “Hãy lập một e-mail miễn phí của riêng bạn tại Hotmail” vào e-mail của những khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, đã có 12 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ chỉ trong vòng 18 tháng - một lượng khách hàng khổng lồ mà hãng AOL phải mất tới sáu năm mới có được.